tranvietnghia's blog

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

ông Phước hotboy!


Mình chả quan tấm lắm đến nghị trường, có chăng thì chỉ khi nào có ông Quốc, ông Thuyết (kỳ trước) đăng đàn thì đọc tý cho nó gọi là phủ sóng kiến thức. Nay lên mạng ngày nào cũng nghe dân chúng chửi bới, la mắng, đe dọa ông nghị Phước, cứ gọi là vui như đám ma!
Thì ra ông nghị Phước đã đụng đến 2 vấn đề cực kỳ "nhạy cảm" hiện nay của dân mạng, đó là Luật biểu tình và Luật nhà văn. Chẳng biết lão ta đã a lô những gì ra khỏi miệng mà hiện nay đột nhiên ông trở thành hót boi của rất nhiều hốt bờ lốc. Nhiều ông còn phục sẵn, chỉ chực nghị Phước a lô phát là lục lọi, vạch lá tìm sâu rồi tương ầm ầm lên mạng. Có khi giờ vào gút gồ oánh tên nghị Phước phát kết quả hiện lên gấp nhiều lần chuyện Syria, Aicập. Nếu so chuyện đình đám, nghị Phước còn rùm beng hơn cả chuyện "Cụ Rùa"!
Chẳng biết hồi kết là thế nào, nhưng lẽ giờ nghị Phước đang ngồi nhà rung đùi tủm tỉm vì các sự lăng xê miễn phí của dân mạng cho mình! Hăk hăk.... đúng là một công đôi chuyện, thay vì hở vú hở chim, nghị Phước chọn cách "hở" trình độ. Qúa hay, quá nể!

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Thèm thuồng...

    
Đó là cảm giác mà mình có được khi xem xong trận chung kết bóng đá nam Sea games 26! 
Sáng nay đọc báo thấy một màu tối những tình cảm của cả các nhà báo gạo cội lẫn người hâm mộ Việt! quả là một mùa giải tồi tệ, bạc nhược và rất đáng xấu hổ của đội tuyển Việt Nam. Những lời trách cứ hầu như dồn hết cho các cầu thủ U23, biết đổ lỗi cho ai bây giờ? Người indonesia đã chờ 20 năm những họ đã thất vọng, còn Việt nam thì sao?  đằng đẵng 50 năm chưa vô địch Sea games mới là điều kinh khủng và đáng bàn khi càng ngày những thế hệ cầu thủ "vàng" của ta càng chuyển sang màu đen xỉn!
Chắc lẽ trong mấy ngày tới các cầu thủ của chúng ta chẳng ai giám lướt web mặc dù họ có đầy đủ những ipad, iphone... nhưng, mình không trách họ, đừng đòi hỏi các cầu thủ những gì họ không có!
Mình thèm thuồng cái cảm giác đội Miến là đội nhà của mình quá đi mất! Cái cảm giác được ăn mừng chiến thắng mà cầu thủ của họ mang lại cho người hâm mộ là một cảm giác hồi hộp chờ đợi, lo âu, thót tim, nôn nóng... đủ cả nhưng cộng thêm một điều mà các đội khác không có, đó là sự tự tin. Xem Miến đá, người hâm mộ có cảm giác yên tâm, điều còn lại chỉ là sự may mắn, một phần tương đối nhỏ trong thể thao mà thôi. 
Có phải ta đang quá kỳ vọng vào một nền bóng đá chắp vá về đầu tư, về con người mà lâu nay vẫn được đánh giá cao bởi những quả bong bóng xà phòng thành tích? Mình đọc đâu đó phát biểu của một vị huấn luyện viên nước ngoài, đại ý, sau một thời gian huấn luyện, ông ta đệ trình lên những người có trách nhiệm một chương trình dài hơi, tuy nhiên, họ không đồng ý, vì (theo ông nghĩ), họ không muốn các chương trình đào tạo dài hơi, bởi thường sau này thành quả sẽ thuộc về người khác, họ đã nghỉ hưu! 
Mình không có cảm giác gì đặc biệt về sự thảm bại toàn diện của U23 Việt Nam cũng như kết quả cuối cùng của riêng môn bóng đá, chỉ có một cảm giác thèm thuồng đội bạn! 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Bâng quơ....

Bài này mình copy ở blog bác Mai Thanh Hải:
Nguyễn Ngọc Tư - Bữa đó trời chiều mát mẻ, trên đường đón vợ về, có đứa nhỏ chạy băng ra níu đầu xe và thảng thốt kêu: "Ba ơi ba!. Con nhớ ba!".

Tất nhiên bạn đổ quạu xô nó ra, nạt: "Ê mầy! Tính móc túi hả mậy!". Tất nhiên đứa nhỏ tiu nghỉu, tẽn tò bỏ đi.

Chỉ là vụ nhầm lẫn mười mươi, đời này thiếu gì người giống người.

Nhưng vợ bạn giàu tưởng tượng và mơ mộng, bắt đầu vẽ nên một câu chuyện vu vơ nhưng sẽ làm bạn mệt phờ, bởi một ý nghĩ quá sức quá sức quá sức ngớ ngẩn: "Biết đâu là con bạn thật?".

Cái thằng nhỏ, kẻ gây ra vụ nhìn ẩu đó, biết đâu đã quên tiêu, đã ngủ queo rồi.

Nó chẳng biết có hai người lạ đang trằn trọc, tự thấy bị thương bởi một viên đá mà nó ném bâng quơ.

Nhưng nghe mưa tưởng gió không phải là đặc quyền giành riêng cho đàn bà (chẳng phải có lần nàng lơ đãng khen chồng đứa bạn vừa giỏi vừa giàu, và bạn cũng nghe đau bầm vài khúc ruột?).

Ba năm trước, mình viết chuyện một bà già lẩn thẩn có hai con tham gia hai bờ chiến tuyến, một đứa không về.

Bữa kia bà già hỏi thằng con lớn: "Sao lại bắn chết em bây?".

Mình lấy câu nói bâng quơ đó để dẫn dụ câu chuyện đi đến tận cùng của sự tan nát. Câu chỉ vài ba chữ, mà làm cả nhà điên đảo.

Vài độc giả hỏi: "Chuyện đó có thật không?", mình hỏi lại: "Sao không?".

Đời đầy rẫy những bâng quơ và những người quay đơ ra chết giấc, kiểu vậy.

Ông quan kia đi kinh lý qua cánh đồng làng, nơi bác nông dân có mấy công đất gò nửa năm trồng lúa nửa năm trồng dưa, ông thấy im re cũng kỳ, nên chỉ đạo cho vui, bảo: "Chỗ này làm sân golf thì hay biết mấy?".

Ông nói mà ông cũng quên rồi, chỉ trỏ cho sướng đời quan vậy thôi, có mất gì đâu. Nhưng những người nghe cái câu từ miệng nhà quan ("có gang có thép") hôm ấy thì không quên, ba năm sau đám ruộng trở thành sân golf, và bác nông dân thì chạy xe ôm, ngó mưa thẩn thờ nhớ mùa màng đất đai đã mất.

Lúc thằng bạn học của mình lên chức Chủ tịch Phường, mẹ bạn dặn đi dặn lại là: "Nói ít thôi!".

Cô giáo già đó không biết đọc sách nào, mà bảo "Quan hay nói thì dân vất vả".

Một câu của bạn cũng có thể khiến dân bán hàng rong chạy xịt khói, hẻm to thành nhỏ, miễu thành chợ…

Và bạn sực nhớ ra có nhiều vụ bạn chỉ nói chơi thôi, khề khà lúc trà dư tửu hậu, không hay gió nổi từ lời.

Nó cũng bén ngót, nhưng không có hình hài sát khí như dao kéo, nên đôi khi mình múa may loạn xạ, cắt trúng người này nọ mà không biết.

Cái thằng bé bị bạn hắt cái câu “Định móc túi hả mậy?” vào mặt hôm ấy, biết đâu cũng thao thức, cũng ấm ức cho cái sự lương thiện của nó đã bị người ta bôi bẩn.

Mình nhớ người thợ gặt nghẹn ngào lùa vội chén cơm nguội khi ông chủ đất ơ hờ nói như thở khói lên trời: “Ba người nhà tôi cộng lại, ăn không bằng một mình chú!”.

Hồi đó dân tứ xứ đi gặt mướn thường được chủ đất nuôi cơm.

Mình còn nhỏ, nhưng vẻ mặt tê tái của người thợ gặt đã làm mình ngờ ngợ, rằng không phải lời nói nào gió cũng thổi bay.

Họ không hề tự vơ lấy và cố ý giữ nó lại, chỉ tại nó cắm phập vào, gây sẹo rồi, đành thôi.

Mấy bữa ngồi bệnh viện, nghe dì ở giường bên kể chuyện: Vừa rồi bà đi tìm lại người yêu cũ, người mà bà yêu đến nỗi không lấy được nhau, đành chịu ở vậy đến giờ.

Hôm bà ghé nhà người đó, ông đang bắt ve cho chó ngoài thềm.

Nhác thấy bóng bà, ông lên tiếng trước, nói "không mua vé số đâu".

Bà nói: "Tui là Thắm đây mà!", ông không nhìn bà chỉ vuốt ve bộ lông con chó kiểng, lơ đãng hỏi: "Thắm nào?. Tôi quen nhiều Thắm lắm!".

Chỉ vậy thôi, mà bà thấy đau quá.

Nhưng tổn thương tâm hồn vẫn còn được sống, được vá víu lại bằng những mảnh vui khác, còn hơn chết thật bởi những bâng quơ đang đặt bẫy miên man giữa đời: Những đứa trẻ lọt vào cái cống bâng quơ không đóng nắp; những sợi dây điện buông ơ hờ thành cái thòng lọng, tròng vào cổ cô công nhân chưa được mặc áo cưới lần nào; ông già tập thể dục buổi sớm mai bị rơi khỏi lan can chung cư được đóng vài cái đinh lơ đãng; một nhánh cây sớm nay gãy đổ vào hai cha con người quét rác…

Ngày nào mình cũng thấy có những người chết vì bâng quơ, kiểu này, kiểu khác.

Chết lảng nhách, như thể số mệnh bày biện sẵn đoạn kết này từ một cú định đoạt cũng quá sức bâng quơ của trời.

Kinh nghiệm cho thấy: Khi không thấy ai chịu trách nhiệm, thì mình lấy Trời ra đổ lỗi, cho đỡ đau.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Vài suy nghĩ về ngày 20 tháng 11

    
Còn 2 ngày nữa mới đến ngày của các nhà giáo, nhưng vợ mình đã chuẩn bị phong bì từ hôm qua, một tập những mười mấy cái, mình nhìn vãi! Ngan bảo đây là của hội phụ huynh gửi quà cho 02 cô lớp cu Tý này, còn đây là quà cho Ban giám hiệu, quà cho 2 cô nấu ăn, quà cho... ông bảo vệ nữa, này là quà của riêng cu Tý cho 2 cô.... chóng cả mặt. Ngan bảo các cô vất vả, lương giáo viên mầm non ít, cả năm chỉ có vài ngày lễ gọi là thu nhập, mmình cũng khó khăn nhưng muốn sang thì bắc cầu Kiều ba nó ạ! Gớm, mất gần triệu bạc không xót còn  ca dao với tục ngữ?!
Mình cũng đang tham gia một lớp học, gọi là kiếm thêm một cái bằng đại học nữa để đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn trong tình hình mới. Giaó viên học viên dạy hẳn hoi.Lâu nay nghe đồn nhiều về giáo viên đi gặt hái các lớp học ở tỉnh, chưa gặp, tưởng bình thường, hóa ra, các thầy gặt thật. Ngoài những chuyện đưa đón như quan, máy bay lên xuống, cuối tuần chở thầy đi thăm thú, thầy mỏi đi mát xa, thầy ốm đi chích thuốc, còn oẳn tà roằn những thứ quà cáp thổ sản, lông voi, lục bình, thủy tùng, trắc dây, thuốc Ama Kông tăng lực... Mỗi lúc đi với thầy, ban cán sự mặt thì tươi nhưng răng thì chực nghiến ken két. Tự nhiên thấy hình ảnh về các thầy hiện đại nó như một cái gì đó hơn cả tầm thường. 20 tháng 11 năm nay đang là nghỉ giữa kỳ, thầy về hà nội hết, bọn mình tưởng êm, hôm qua thầy điện nhắc giọng hà nội ngọt lừ bảo các em xem sao chứ sắp đến 20 tháng 11 rồi đấy... lại bảo thầy gửi cho em cái số tài khoản. Hồi nhỏ, đi chăn bò, thằng bạn mắt toét bảo đố mi các thầy là cái chi, mình bảo thì là thày giáo chứ chi, nó bảo mi ngu, đéo biết, các thầy là... chó chết, mình bảo mi hỗn, chiều tau mách thầy mi chết, nó tỉnh bơ, các thầy là... cầy thác, cầy thác không là chó chết thì là chó sống à, tau có nói sai không? Mình phục lăn thằng bạn cùng loại ngu như mình mà còn biết cả nói lái lẫn chữ nho. Phục ác!
Nói chung, từ nhỏ mình học ở quê, ấn tượng về các thầy, cô giáo vẫn ổn, hồi cấp 3, thầy nghèo, sáng đi dạy, chiều làm rẫy, mấy đưa mình  vẫn thường đi phát rẫy, nhổ lạc cho thầy những ngày chủ nhật, mặc dù nhà mình còn hàng ối việc đồng áng. 
Hồi học đại học gặp một thày bị đồng tính toàn kiếm cớ lên phòng trọ sinh viên ngủ, mua rượu vặt cho uống rồi xin ngủ lại, nhiều lần bị bọn mình đạp ngã ngửa xuống đất. Hồi đó thấy sợ sợ, giờ thấy thương, thầy cũng chỉ là con bệnh.
Lang thang vào blog của bác Trần Đăng Tuấn thấy hoàn cảnh các cô giáo, thầy giáo vùng cao mà ứa nước mắt, nghèo khó tả tơi nhưng các thầy cô vẫn dành hết cho học sinh. Hình như chỉ có trên vùng cao mới còn những tấm lòng như vậy, còn thành phố thì hiếm đến tuyệt chủng. 
Mình cực đoan quá chăng, hay chưa có dịp phượt như các bác để được trải nghiệm, để biết rằng những điều tốt đẹp vẫn hiện hữu đa số trong cuộc sống này?
Những bữa cơm có thịt của bác Tuấn và mọi tấm lòng hảo tâm của mọi người có lẽ là món quà ý nghĩa nhất đối với các thầy cô giáo ở Suối giàng năm này, và có ai làm được những điều tương tự bác Tuấn nữa không khi mà khắp mọi miền đất nước vẫn còn nhiều lắm những Y Tý, Suối giàng?!

 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Vãi Luyện trọng tài sea games

   
Mấy hôm nay xem sea games cứ tức anh ách bởi vấn nạn mang tên trọng tài. Đành rằng ai cũng biết ở cùng trũng của thế giới như đông nam á, tại các giải đấu thể thao, chuyện trọng tài bênh chủ nhà là chuyện thường. Và cái chuyện chủ nhà đăng cai luôn là đội dẫn đầu về huy chương vàng ở các kỳ sea games vẫn là chuyện thường đế nỗi các quốc gia đông nam á mặc nhiên chấp nhận nó như là một sự hiển nhiên.
Tuy nhiên, tại in đô lần này thì trọng tài bảo vệ đội nhà một cách quá trắng trợn khiến cho chính những VĐV của chủ nhà cũng phải xấu hổ khi tước huy chương từ tay đối thủ không phải bằng năng lực thực sự của mình.
Nhìn VĐV Thái lan nức nở khóc nấc trước ống kính truyền hình là biết sự ngao ngán của người Thái. Chiếc huy chương bạc tức tưởi của VĐV Lương thị Quyên là minh chứng cho việc cô đã phải chiến đấu với cả trọng tài, và cô đã thua. Ai đời trong bộ môn võ thuật biểu diễn (bộ môn mà kết quả chấm điểm phần nhiều dựa trên cảm tính) có 6 bộ huy chương, người in đô dành cả 6! 
Có vẻ như tất cả những gì người in đô cố gắng làm tại sea games này là tìm mọi cách để lấy thật nhiều huy chương, thật nhiều thành tích, là đứng đầu trong khu vực chứ không phải là xây dựng một hình ảnh đất nước, con người thân thiện, tổ chức một đại hội thể thao đoàn kết, tiến bộ, thúc đầy sự phát triển của thể thoa khu vực như mục đích vốn có của nó. Không biết người In đô (hay nói đúng hơn là những nhà tổ chức mang căn bệnh thành tích của nước này) sẽ được những gì sau sea games nhưng có lẽ cái mất  lớn nhất là hình ảnh về đất nước, con người nước này sẽ mất đi rất nhiều trong mắt bạn bè trong khu vực và cả quốc tế! Đáng buồn thay!

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Ngọc Trinh cởi truồng


Đào Tuấn
Khi nghi án “Ảnh khỏa thân của Hoa hậu Ngọc Trinh” bị tung lên mạng, một tờ báo đã “bắc kính lúp” soi nốt ruồi trên body người đẹp và chạy hàng tít lớn: “4 nốt ruồi tố cáo Ngọc Trinh”. Các “cao thủ” photoshop, cũng đạo mạo vuốt râu khẳng định bộ ảnh “nóng đến từng centimet” không có dấu hiệu ghép hình. Khổ thân cho người đẹp. Cô bị đòi “xử lý” vì “không đơn thuần là ảnh nude mà là ảnh khiêu dâm”. Rồi thì “Viện khoa học hình sự vào cuộc”. Rồi “Sẽ bị tước vương miện hoa hậu”…
Ngọc Trinh không khóc, không “xin cho tôi một cơ hội” như “Vàng Anh”. Không nhận “cởi truồng vì môi trường” như Ngọc Quyên. Cũng không thề thốt “vô tình” như người đẹp Tăng Thanh Hà. Cô im lặng. Cô vốn nối tiếng thật thà đến phổi bò. Sự im lặng, vì thế, có lẽ cũng không phải vì “Quyền im lặng trước scandal không liên quan đến cô”.
Nhưng như thế nào là nude, thế nào là khiêu dâm? Nhưng xử lý cái gì và vì sao xử lý? Ngay cả đưa các tiêu chí phân biệt của mỹ học ra đánh giá cũng khó có thể kết luận gì về bộ ảnh. Huống chi sẽ chẳng có ai dám, và có thẩm quyền kết luận đó là những bức ảnh của Ngọc Trinh, chừng nào cô còn lắc đầu. 
“Viện Khoa học hình sự vào cuộc” ư. Thật là nhảm nhí và giàu trí tưởng bở.|
Trong các cuộc trà dư tửu hậu sau khi ngắm nghía chán chê cả trăm bức hình- được cho là của người đẹp, giang hồ đều thống nhất rằng: Ngọc Trinh rất đẹp, rất gợi cảm. Tóm lại là rất cái. Hơn đứt những thứ mà chúng ta vẫn gọi là Hoa hậu trong vài năm qua.
Và những tấm hình của một cô gái khỏa thân giống y cô, có lẽ, đã cho người xem một trải nghiệm, hoặc một hình dung thú vị. Khiêu dâm, hay gợi cảm. Cởi truồng hay khỏa thân. Lộ hàng hay khoe những đường con nóng bỏng. Có lẽ là ở cách cảm nhận của…người xem. Chỉ lạ là không hiểu vì sao người ta vừa sùng sục săn lùng, dấu dấu diếm diếm xem ảnh cô rồi ngay sau đó lại thắt cà vạt đạo đức để chửi cô như hát hay.
Còn nhớ trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn cầu, người đẹp đã có 1 câu trả lời ứng xử không thể tệ hơn khi cô ấp úng, lí nhí, lúng túng và khổ sở ca ngợi cha mình, trước khi, rất nhanh nhảu “Em xin hết”, đúng như truyền thống của các người đẹp Việt. Khó có thể đòi hỏi hơn ở một cô gái Việt, có xuất thân phục vụ bàn bida, lại mới 19-20 tuổi đầu. Huống chi, trí tuệ thường lảng tránh những cô gái chân dài.
Nhưng thực ra, chả có ai thực sự giận dữ, thứ tình cảm mà công luận đã bày tỏ một cách mạnh mẽ khi scandal vàng ảnh vàng anh bị lộ trên mạng- dù những bức hình, được cho là của Ngọc Trinh, hầu như không che đậy.Ừ thì cố là ”Mỹ nhân nói hớ”, là “Hot girl khoe của”, là “Người đẹp thật thà”. Ừ thì cô đã trả lời ứng xử quá tệ. Nhưng cô không phải là tiến sĩ- nghị sĩ, cô không phải là nữ chính trị gia. Cô có thể cởi mà biết chắc là người ta hoặc sẽ trầm trồ, hoặc sẽ bực tức vì ghen tị. Rất đơn giản là bởi cô đẹp và tự tin với vẻ đẹp của mình (Chẳng phải là cô đã từng trả lời phỏng vấn: “Vòng 3 càng ngày càng vuông lên” và “Tôi mê nhất vòng 3 của mình”).
Sự thể sẽ khác đi rất nhiều nếu, chẳng hạn một bà giáo sư, tiến sĩ rau muống cũng đòi cởi truồng trên mạng.
Trong tuần xảy nghi án Ngọc Trinh khoe vẻ đẹp cơ thể, có hẳn hoi một sự kiện bà tiến sĩ rau muống nọ khoe vẻ đẹp “chí tuệ”.
Về mặt pháp lý, bà đã vi phạm luật quảng cáo khi quảng bá một sản phẩm bằng hình thức so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại.
Rất khó để nói đó là một “thảm họa đạo đức” dù thực tế chứng minh rằng vì nói dối với nhau nhiều quá nên đôi khi người ta tưởng luôn đó là sự thật. Sẽ may mắn hơn nhiều nếu nó thuần túy chỉ là “thảm họa chí tuệ” liên quan đến kiến thức hoặc nhận thức của một giáo sư, tiến sĩ. 
Một câu chuyện cởi khác, liên quan đến một vị tiến sĩ khác. Đó là vị tiến sĩ- nhà văn đệ trình 3,5 trang dự án luật Nhà văn. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì có thể sẽ chỉ là một sự tào lao thảm họa. Đằng này, sau khi bị dư luận mắng là tào lao, vị tiến sĩ- nhà văn cởi tiếp khi ông phát biểu trên nghị trường:  Nếu phải lựa chọn giữa luật Biểu tình và luật Nhà văn” thì ông vẫn chọn luật Nhà văn. Vài ngày sau đó, thảm họa thực sự đã xảy ra: “Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra”.
Ngọc Trinh cởi (giả dụ những tấm hình kia là của cô), dẫu sao còn có cái để khoe: 4 nốt ruồi đẹp và một thân hình trẻ trung “nuột nà”, “trắng đều từ trên xuống dưới, từ trước ra sau”.
Nhưng không phải ai cởi cũng cho người ta thấy cái đẹp. Bởi cũng là chuyện cởi, nhưng có những người cởi áo cho người ta thấy vẻ đẹp của núi đồi và thảo nguyên, người khác cởi lại chỉ thấy toàn thung lũng, rừng rậm tăm tối.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Thơ về Luật thơ!


   
Mấy hôm nay dân chúng tá hỏa tam tinh khi nghe các ông bà nghị đòi đem Luật nhà thơ trình Quốc hội. Có ông nghị còn so sánh "nếu được chọn giữa luật biểu tình và luật nhà thơ, tôi chọn luật nhà thơ"! Hãi!
Mình chẳng phải tín đồ của thơ, nhưng thú thật, thấy dân chúng bầu mấy ông nghị lên "nhàn cư vi bất thiện"  nên bày ra đủ trò làm khổ thiên hạ. Không hiểu cái luật này nó điều chỉnh cái gì nữa. Lang thang trên mạng cóp được bà thơ trong blog X-Cafe thấy vui vui, mạn phép gia chủ đưa về đây:
Nhà thơ có Luật mới hay
 Phen này có lẽ thơ bay lên trời
 Kinh tế-xã hội rối bời
 Rất cần luật để có nơi vận hành
 Thế mà luật chạy vòng quanh
 Cái đèn cù đã biến thành Luật thơ
 Nghe ra ai cũng ngẩn ngơ
 Nhà thơ sao lại cũng vơ luật vào?
 Đảo điên trời thấp đất cao
 Nghĩ ra đủ chuyện tầm phào nhố nhăng
 Thần kinh ai có cần bằng
 Mà đưa ra luật nhì nhằng cho thơ?
 Chắc là ngậm bút bơ vơ
 Nghĩ thơ chẳng được nên nhờ luật chăng?
 Cân, đong, đo, đếm trắc bằng
 Phen này có lẽ bắt trăng vào tù
 Tội này bởi tại mùa thu
 Tội kia chắc tại trăng lu đêm rằm…
 Vân vê nhổ sợi râu cằm
 Bài thơ ta viết luật nằm ở đâu?
 Thơ hay, thơ dở nát nhàu
 Làm thơ chắt lọc từng câu, từng từ
 Biết đâu gặp kẻ khật khừ
 Kéo thơ vào luật nát nhừ hồn thơ
 Nàng thơ nay hết bơ vơ
 Thơ hay hoặc dở phải nhờ luật soi
 Gần xa du khách ghé coi
 Nhà thơ nay hết thiệt thòi, cô đơn
 Làm thơ ai đó phải chờn
 Biết đâu “ông Luật” lên cơn phạt đền (!?).

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Trần Đăng Tuấn và hành trình nhân ái với vùng cao!



Trước đây mình chằng biết Trần Đăng Tuấn là ai. Là khán giả truyền hình bình thường, vả chăng chỉ mang máng ông là phó tổng giám đốc VTV. Sau này, ngay trước thềm Đại hội XI, khi các cơ quan trung ương, địa phương ráo riết "làm nhân sự" thì làm mạng "bùng" lên chuyện ông Tuấn làm đơn xin từ chức! Theo cách nghĩ đơn thuần của mình, khả năng ông Tuấn đã nhìn trước được kết cục của việc ở lại nên đã chủ động ra đi! Tuy nhiên, có trời mà biết được nội bộ của ông VTV nhà mình. Được biết, sau đó không lâu, ông Tuấn trở thành Tổng Giám đốc Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) thuộc An Viên Group từ (chính thức từ ngày 1-1-2011 - ông Tuấn cũng khéo chọn ngày đẹp, mình cũng chẳng biết sao lại viết về ông Tuấn cũng đúng vào ngày đẹp 11-11-2011..hik). 
Lại mới rồi thấy ông làm một chuyến độc hành lên Yên Bái trong một hành trình mà ông với tư cách là một phóng viên đúng nghĩa rồi đem về cái tản bút gây xúc động dư luận về chuyện thiếu ăn của các em học sinh các bản vùng cao Suối giàng.
    
Có vẻ sau những năm cống hiến nhiều cho ngành truyền hình, sau nhiều năm "trần trụi giữa bầy sói", ông Tuấn đã giải thoát. Giaỉ thoát bằng một con đường rất nhân văn mà đến giờ trong chương trình "Cơm có thịt" của ông đã được đông đảo các nhà hảo tâm ủng hộ với số tiền trên 600 triệu đồng. 
Có người thì chỉ biết làm, không biết nói, có kẻ chỉ biết nói, không biết làm, ông Tuấn thuộc vào hạng vừa nói vừa làm, ít ra cho đến giờ việc ông làm, lời ông nói đang cụ thể đem những miếng cơm, miếng thịt với đúng nghĩa đen của nó đến với trẻ em vùng cao.
Chợt nhớ lại chuyện đoàn hoa hậu Việt Nam 2010 làm từ thiện tại Huế ( (xem tại đây: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/10/cong-viec-chinh-cua-hoa-hau-viet-la-lam.html) mà xấu hổ!
Chẳng biết chúc ông cái gì, chỉ mong cái tài khoản AGRIBANK cho chương trình "Cơm có thịt" của ông Tuấn ngày càng nhiều lên theo cấp số nhân!

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Vẫn chuyện cô Tấm và Kẹo mút

       
Sáng nay vào blog của Đào Tuấn thấy có bài Y Kẹo và thị Tấm! Mình rất thích đọc blog ông Tuấn vì cách viết dí dỏm, sắc sảo của một người có trình độ, kiến thức và cái nhìn tinh tế về các hiện tượng xã hội. Tuấn rất "Luyện" khi so sánh cái kết của câu chuyện Tấm Cám với anh chàng "Kẹo mút chơi bời". Xem bài của Tuấn ở đây: http://quechoa.info/2011/11/10/y-k%E1%BA%B9o-th%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5m/
Đã có lần mình viết trên blog về một câu chuyện tương tự. Đó là đoạn kết của câu chuyện "Trí khôn của ta đây" - câu chuyện cũng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy thì phải. 
Đối với nhiều người, đoạn kết của chuyện cô Tấm dịu hiền lại quá dã man, tàn bạo, đáng phải xử về tội giết người với tình tiết tăng nặng cho hành vi (băm nhỏ Cám, làm mắm gửi đến cho Mẹ Cám ăn dần, vãi Luyện!). Cũng như nhiều ký kiến cho rằng sao một con hổ hiền lành, ham hiểu biết, thích khám phá thế giới lại bị bác nông dân cho một bài học về trí khôn đến nỗi nếu chiếc dây trói không bị cháy đứt thì mạng của hổ đã đi đứt! ông bà ta khi sáng tác những câu chuyện cổ tích truyền miệng có ác quá không? trên thế giới có dân tộc nào ác độc như dân tộc mình không? vân vân... và vân vân...
    
Mình lại nghĩ khác!
Trước khi bàn đến kết quả  của sản phẩm dân gian, ta hãy xem hoàn cảnh xuất xứ của nó!
Với kiến thức ít ỏi về lịch sử, mình biết rằng, quá khứ của tổ tiên, ông bà phải trải qua quá nhiều đau thương, đè nén, áp bức. Trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân Việt từ khi khai sinh đã luôn phải đối diện với vô vàn cái ác. Chuyện "Trí khôn" có lẽ xuất phát từ khát vọng chinh phục thiên nhiên hoang dã, chiến đấu, chiến thắng mãnh thú để tồn tại. Và trong hoàn cảnh đó, con hổ (hiện giờ chỉ còn trong sở thú, được các bạn xem là con vật hiền lành, thích khám phá...) lại là một trong những kẻ thù số một đối với con người trong cuộc chiến sống còn với tự nhiên. Chuyện cho con hổ một bài học để hắn không còn bén mảng đến để hại người, hại trâu thì có gì là xấu?! 
Tương tự như thế, cô Tấm (cũng có lẽ) ra đời trong hoàn cảnh ông bà ta bị đè đầu cưỡi cổ, ngàn tầng áp bức bóc lột, đầy rẫy những bất công của Tàu khựa. "Ngực lép bốn ngàn năm trưa nay cơn gió mạnh"! Cái ác phải đền tội bằng cái ác là tâm lý chung và dễ hiểu. ước mơ, khát vọng được trả thù kẻ đã hãm hại mình là khát vọng thường trực trong mỗi con người chúng ta. (Bố khỉ! Thằng xếp suốt ngày nó đì mình, mong cho nó ra đường xe cán chết quách... he..he..) Và sự trả thù của Tấm thể hiện khát vọng đó, không thực hiện được bằng hành động, ai cấm ông bà ta được trả thù trong ước mơ?!
Theo mình, những câu chuyện kia chẳng có lỗi gì cả! Việc cắt xén, thêm bới này kia chẳng giải quyết vấn đề gì cho ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người vốn đã có nhiều bất cập. Vấn đề là ta có nên đưa truyện Tấm Cám (và những chuyện tương tự) vào giảng dạy nữa không, khi tính giáo dục của nó không còn?
Mình không nhất trí với cái kết của ông Tuấn khi cho rằng kết quả của những hành vi kiểu "Kẹo mút" là nguyên nhân bắt nguồn từ... Cô Tấm!

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Nét quyến rũ của Đà Lạt!


Mấy hôm nay cả nhà du hý Đà Lạt. Trước là tìm kiếm chút lạnh vùng cao, ghé thăm dinh anh Vĩnh Thụy, ngắm sắc dã quỳ vàng, đêm đêm sùm sụp trong áo bông dạo chợ phố núi để nghe buôn buốt cái dái tai, để biết mình còn chút lãng mạn trong người bởi lâu nay công việc bàn giấy nó làm cho mình có cảm tưởng như hàng ngày vợ quên cho muối i ốt vào canh.. hek..hek.. Sau là để thỏa ý nguyện của "Ngan già" được kỷ niệm 6 năm tưởng nhớ tuần vỡ mật, cái tuần lễ mà kết quả của nó là hành trang của vợ chồng mình có thêm cu nhóc 5 tuổi cứ vẫn hay nhìn hình cưới của ba mẹ rồi hỏi: sao không có con trong hình vậy ba?
  
Đà Lạt nổi tiếng với nhiều thứ, trong đó có 3 không: 
+ Không đèn đỏ: Cái này cũng hay hay, mặc dù đường Đà Lạt nhỏ nhưng chẳng thấy tắc đường bao giờ, và có vẻ người Dà lạt cũng đằm trong văn hóa giao thông nên chẳng bao giờ thấy tắc đường
+ Không xích lô: Có lẽ đây là sư chọn lọc tự nhiên, bởi chẳng bác xích lô nào có sức khỏe để đạp 1 chiếc xe không chạy vòng quanh phố chứ chưa nói chiều lòng những bà khách tây ta vật vã thừa cân nhưng thiếu hào phóng
+ Không máy lạnh: Cũng đúng, Đà lạt suốt năm nhiệt độ đều thấp nên chẳng cần máy lạnh chi cho tốn kém. Có điều, không máy lạnh nên khách sạn nào cũng thiết kế để có không khí tư nhiên ra vào, và vì thế khách sạn chẳng khác gì cái phòng tập thể có tường bằng ván ép hồi mình mới cưới, làm gì trong phòng, thằng tây nằm bên cạnh biết hết. Bất tiện! Rên chẳng giám rên! Sướng còn phải kiềm chế hế hế...
  
Mình còn khám phá ra Dà lạt có một nét riêng rất "quyến rũ" đó là văn hóa chửi khách. Sáng ra mới ngồi vào quán phở, em bán hàng dạo đã sà vào xỉa cơ man nào là khăn túi, ví bóp.... hỏi giá, không mua, ăn quả chửi no vào mặt chẳng còn muốn ăn uống! Trưa vào hàng cơm, lại bị ăn chửi vì gọi món không rõ ràng để nhân viên làm không đúng. Tối ra chợ đi bộ, ngắm ngắm xem xem mấy cái áo len, bỏ đi không mua, chửi! ẹk ẹk... thằng em đi cùng cứ than: vãi Luyện! vãi Luyện!...
  
Mình có cô bạn nữ, nhà báo, sống tại đà lạt,bạn cũng khá thân, hôm sang alô gọi đi uống cà phê, thế quái nào nàng lại chẳng nhớ ra mình, buồn, cúp máy, hôm sau, nàng định vị lại, chạy đến dẫn cả đoàn đi nhảy múa, vui, quên tuốt! 
Đà lạt làm mình say tít mù khơi, hôm về lại bạn bè hỏi chúng mày đi sản xuất công chúa à? Có khi thế thật, nghe quần chúng đồn bảo đứa nào muốn có con gái cứ nhậu thật khướt rồi mới oánh... chả biết thế nào!