tranvietnghia's blog

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Những giấc ngủ hồn nhiên!



Nguồn: VMC
http://vmcinhanoi.blogspot.com/
Người giao hàng ngủ trước một cửa hàng ở Kolkata, Ấn Độ.
Ảnh: Romain Philippon. 

Trong cửa hiệu bán phụ tùng xe máy ở Phnom Penh, Campuchia.
Ảnh: Romail Philippon 

Trên xe buýt ở Lào.
Ảnh: Romain Philippon 

Ông chủ cửa hiệu ở Jaipur, Ấn Độ.
Ảnh: Romain Philippon 

Tranh thủ lúc đợi khách ở Kolkata, Ấn Độ.
Ảnh: Romain Philippon 

Trên một quảng trường ở Montreal, Canada.
Ảnh: Romain Philippon 

Người bán hoa quả ở Cà Mau, Việt Nam
Ảnh: Romain Philippon 

Cắt tóc hè phố ở Hà Nội.
Ảnh: Romain Philippon 

Tại cuộc hội ngộ của xe Citroen CV ở Salbris, Pháp, ngày 26.7.2011.
Ảnh: Alain Jocard/AFP/Getty Images

Ngày hội đua canoe thường niên dọc sông Sella (Arriondas, Tây Ban Nha)
Ảnh: Eloy Alonso/Reuters

Ngủ trong rọ trong khi mẹ bán rau trên phố ở Kathmandu (Nepal) ngày 6.8.2011.
Ảnh: Navesh Chitrakar/Reuters 

Phụ nữ Palestine vượt cửa khẩu sang Israel dự lễ Ramadan ngày 12.8.2011.
Ảnh: Bernat Armangue/AP 

Người biểu tình đòi hạ giá bất động sản ở Israel ngày 2.8.2011.
Ảnh: Nir Elias/Reuters

Một cặp vợ chồng Trung Quốc cho con ngủ trên giường mẫu tại cửa hàng đồ gỗ
ở Bắc Kinh 
ngày 15.8.2011. Ảnh: Mark Ralston/AFP/Getty Images
Người biểu tình bên ngoài Quốc hội Tây Ban Nha ngày 22.6.2011.
Ảnh: Dominique Faget/AFP/Getty Images 

Festival Glastonbury ở Worthy Farm (Anh) ngày 22.6.2011.
Ảnh: Matt Cardy/Getty Images 

Người Philippines đi tránh bão Meari hôm 26.6.2011. 
Ảnh: Aaron Favila/AP

Tài xế và lơ xe nghỉ ngơi ở Lahore (Pakistan) ngày 27.6.2011.
Ảnh: Arif Ali/AFP/Getty Images 

Tranh thủ chợp mắt trước trận tennis ở Wimbledon ngày 27.6.2011.
Ảnh: Mark Baker/AP

Ngủ, nhưng không quên bật đèn xanh báo hiệu sẵn sàng đi khách.
Tài xế taxi ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 30.6.2011.
Ảnh: Danish Siddiqui/Reuters

Ngủ ngay trước mũi cảnh sát. Hồng Kông, ngày 2.7.2011.
Ảnh: Tyrone Siu/Reuters

Cả gia đình ngon giấc trên xe tải ở Hefei, Trung Quốc, đêm 5.7.2011. 
Ảnh: Stringer/Reuters

Festival ở Novi Sad, Serbia, ngày 7.7.2011.
Ảnh: (Andrej Isakovic/AFP/Getty Images 

Đợi xem phóng tầu con thoi Atlantis tại Titusville, bang Florida, Mỹ, ngày 8.7.2011.
Ảnh: Joe Raedle/Getty Images 

Ngày hội xe hơi cổ tại Yeovil (Anh) 9.7.2011.
Ảnh: Matt Cardy/Getty Images

Trong công viên ở Bucharest, Romania ngày 11.7.2011.
Ảnh: Vadim Ghirda/AP

Người biểu tình Ai Cập trên Quảng trường Tahir ở Cairo ngày 12.7.2011.
Ảnh: Khalil Hamra/AP

7000 thanh niên tụ tập tại Bảo tàng Principle Felipe ở Valencia (Italia)
để thử Internet siêu tốc.

Ảnh: Jose Jordan/AFP/Getty Images

Người biểu tình phản đối chính phủ tại Quảng trường Tagheer
ở thủ đô Saana (Yemen) ngày 12.7.2011.
Ảnh: Suhaib Salem/Reuters
Trận lũ lịch sử năm ngoái ở Pakistan khiến hàng vạn người vẫn chưa có nhà ở.
Ảnh chụp tại trung tâm tị nạn ở Sukkur ngày 12.7.2011.
Ảnh: Akhtar Soomro/Reuters

Hành khách ngủ trên sân ga Bhubaneswar (Ấn Độ) đêm 12.7.2011. 
Ảnh: Biswaranjan Rout/AP

Sáng sớm tại lễ hội San Fermin ở Pamplona ngày 8.7.2011.
Ảnh: Susana Vera/Reuters 


một bài viết rất hay lấy từ blog của Cu làng cát:

Đại tướng của nước non

Mùa thu này, cả nước chứng kiến tên tuổi một Đại tướng đi vào huyền thoại Đại Thọ. Và không ở đâu như Việt Nam, người dân nói đến Đại tướng lại thường nghĩ đến một con người; Võ Nguyên Giáp. Tên ông đủ rộng để đồng nghĩa với danh từ Đại tướng, mà có khi lại rộng hơn danh từ đó.
1. Một trong những bộ óc vĩ đại nhất mọi thời đại của nền quân sự thế giới hiện vẫn được nói là minh mẫn ở viện quân y 108 (Hà Nội). Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cái tên đó hiện như nguồn cảm hứng của niềm tin, sáng tạo, và đổi mới. Bộ óc siêu phàm về quân sự đó vẫn lan truyền nguồn năng lượng dồi dào của một cuộc đời binh nghiệp vĩ đại. Tên của ông với đa số 90 triệu người dân Việt Nam vẫn lan toả từng ngày giữa mùa thu vĩnh cửu. Ông đặc biệt được mọi tầng lớp nhân dân; trí thức, sĩ phu, nông dân, công nhân…yêu quý. Tên của ông như hoà vào máu thịt của hàng triệu người.
          Huyền thoại tướng Giáp vẫn được các đối thủ của ông trên thế giới dõi theo bằng nhãn quan tương kính. Và các vị tướng bị bại dưới tay ông vẫn ủng hộ ông về đường hướng tư duy một cách nể trọng. Đó là cách của những trí thức lớn nghĩ về nhau bằng trí tuệ, sự kính trọng tài năng và thừa nhận sự thật lịch sử.
          Tên tuổi của tướng Giáp trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho châu Phi, Mỹ La Tinh, và những phần còn lại của thế giới. Soi xét các nguồn lịch sử được thế giới viết ra, đến thời điểm hiện tại, không có vị tướng huyền thoại nào sống thọ như thế. Và đó chính là cách để thế giới biết rõ về nhân cách cao cả của một con người trước các biến cố thời cuộc.
          100 năm thế giới biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và muôn năm sau, huyền thoại quân sự thế giới của Việt Nam từ một làng quê nhỏ bé giữa vùng chiêm trũng Lệ Thuỷ sẽ vẫn mãi mãi nhắc đến trước thế giới không chỉ là niềm tự hào của người Việt mà đó còn là kho tàng của viễn kiến quân sự toàn cầu chiêm ngưỡng, phân tích. Sẽ có vô số sách báo viết về ông như một trong những con người vĩ đại và bình dị, cao cả và nhân văn.
2.Làng ông ở An Xá, Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Lần gần đây nhất Đại tướng về thăm quê vào ngày 25-11-2004, cả Quảng Bình vỡ oà, quê hương đón ông trong tiếng còi đoàn tàu Thống Nhất. Ông xuống ga Đồng Hới, nơi mà trước đây, lúc còn trai trẻ, ông cũng từng lên xuống để ngược xuôi Bắc Nam đi hoạt động Cách Mạng. Đến bên hàng xôi, ông hỏi người bán hàng: “O ơi, có xôi nếp lòn không?”. Năm đó ông vào tuổi 93, đã đi khắp nơi của thế giới, vậy mà không thể quên thứ xôi của loại nếp trồng ruộng sâu mà người địa phương vẫn gọi nếp lòn. Ông hỏi rồi mua một vắt xôi, người phụ nữ bán hàng nói cháu biếu ông, nhưng Đại tướng vẫn trả tiền, bà bán xôi nhìn ông rồi khóc. Bà giải thích, Đại tướng đi xa từ trẻ, vẫn nhớ đến mùi vị quê xưa, khiến ai cũng xúc động.
Năm đó ông về, phát biểu trước dân làng An Xá: “Đi khắp mọi miền đất nước, trên các chiến trường xa xôi tình cảm đối với quê hương càng thêm sâu đậm, ra đi trên bờ sông Kiến Giang, làm sao mà quên được cảnh sông núi hiền từ và hùng vĩ. Quê hương, gia đình, hun đúc lên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi…”. Nói đến đó, người làng An Xá đang vây quanh Đại tướng trong sân nhà, khóc oà. Những vị bô lão râu dài, tóc bạc cũng nước mắt nhìn Đại tướng, với họ lúc đó là Đại tướng của làng mình, của bến sông Kiến Giang, của núi non hiền từ, bình dị, lúc đó là Đại tướng của làng ông, là Đại tướng của mỗi hồn người quê hương. Đại tướng cũng lấy khăn thấm nước mắt, nhìn lại bao người bạn nhỏ thơ thuở trước, nay không còn được ai.
Với chất giọng Lệ Thuỷ, Đại tướng nói tiếp: “Ngày xưa Lệ Thuỷ phải trồng lúa su, sông nước tấp nập con cá con tôm, tôi lớn lên cùng những tháng ngày như thế, dù có đi đâu, làm gì, quê hương vẫn là nguồn cội nâng bước tôi trưởng thành”. Lời Đại tướng càng nói, người làng An Xá chân lấm tay bùn càng thương Đại tướng xa quê lâu ngày vẫn không quên bóng dáng quê hương nhỏ bé giữa điệp trùng ruộng lúa cò bay thẳng cánh.
3. Mùa thu này, trí tuệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đập chung nhịp đập đất nước. Dõi theo bao sự kiện trọng đại và đón các đoàn đại biều về mừng thọ. Làng An Xá mừng Đại tướng trường thọ 100 tuổi theo cách riêng của làng, những người già nhất của từng xóm, khăn đóng, áo dài, thắp lên bàn thờ tổ tiên những nén hương ngát thơm, báo cáo tiền nhân người con của làng, Võ Nguyên Giáp đã vào tuổi năm năm toả bóng. Ông Võ Đại Hàm, ở An Xá nói: “Người làng gọi là đại trường thọ, vì trong làng không có ai thọ như thế, đó là hạnh phúc lớn của An Xá, tự hào là quê hương Đại tướng”.
Nhưng tôi may mắn biết một cách mừng thọ Đại tướng ở phía tây dãy Trường Sơn, một cách rất riêng của đồng bào Rục (Thượng Hoá, Minh Hoá). Họ vừa rời hang đá 50 năm, nhưng những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh… được các chiến sĩ bộ đội biên phòng đồn 589 kể không ngừng nghĩ qua mấy chục năm đã in đậm trong tiềm thức đồng bào. Họ làm bữa cơm trắng, cùng ngồi lại, nghe đài, xem tivi nói về Đại tướng rồi râm ran bàn chuyện, và mong Đại tướng sống lâu. Những người Rục đi rừng họ vào hang Mà Ca, nơi mà tổ tiên người Rục từng sống, làm lễ báo cáo thần rừng, thần núi về một con người huyền thoại của đất nước, có sức “trường tồn”-theo nhận thức của người Rục, 100 tuổi là vào thế giới Trường Tồn.
4. Người A Rem cùng chung hoàn cảnh với người Rục, cũng chỉ vừa rời hang đá chưa đến 50 năm, nhưng họ vẫn biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Người đứng đầu bản A Rem xã Thượng Hoá (Bố Trạch), từ đầu tuần đã mời bà con dân bản đến hội trường xã, và nói, hôm nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm chúng ta. Trình bày xong, ông lấy từ ống nứa chuốt rất đẹp hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chụp cận cảnh, mở ra cho bà con xem và nói: “Đại tướng đến thăm dân bản mình đấy”. Người A Rem ai nấy trầm trồ, rồi hỏi sức khoẻ Đại tướng, hỏi đến việc lúc nào ông trở lại ti vi. Tình cảm đó, với người A Rem là hồn nhiên như cây vẫn lớn trên rừng, như nước vẫn chảy dưới suối. Bởi với họ, từng năm, từng tháng, tên tuổi Đại tướng in đậm vào tâm trí khi nghe cán bộ kể chuyện tướng Giáp giữa đại ngàn.
Có lẻ, thú vị nữa là người Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ, miền tây Lệ Thuỷ đã tổ chức vào thăm hang Ông Giáp trên cung đường 10 nối Đông và Tây Trường Sơn. Họ vào thăm hang động mà ngày xưa Đại tướng vào thị sát tình hình chiến trường Trường Sơn. Hang động thoáng mát, là cơ sở bí mật ngày xưa của đường Trường Sơn huyền thoại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vào ở và làm việc nhiều ngày ở đây vào đầu năm 1972 và giữa 1973, người Vân Kiều đặt tên là hang Ông Giáp. Nay họ vào thăm lại hang động này, những người Vân Kiều già nhất kể cho con cháu ngày trước họ được phân công bảo vệ như thế nào, và ngày nay, thăm lại hang Ông Giáp, như vẫn thấy có hơi ấm của Đại tướng đâu đây.
Mùa thu này, đồng bào Việt Nam từ cao nguyên đá Đồng Văn, đến đất mũi Cà Mau lộng gió, từ đại ngàn Tây Nguyên đến vùng duyên hải miền Trung, từ làng bản xa xôi đến biển đảo đất nước, rồi đồng bào ở nước ngoài, nơi đâu cũng mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tên của Đại tướng, đủ lớn để những ai ngưỡng mộ luôn nghĩ về Đại tướng bằng tất cả tình cảm, sự yêu thương, giửi gắm, ngưỡng vọng vô biên. Tên của Đại tướng cũng đủ lớn để những ai nghĩ đến Đại tướng cũng hiểu đó là tên của một con người nhân văn cho tất cả mọi người.
Cu Làng Cát

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Mừng đại tướng tròn 100 tuổi!

                                      Hôm nay VTV thời sự bắt đầu bằng tin các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đến thăm chúc mừng đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Vậy là những lo toan trước đây của ba và cũng là của nhiều người dân Việt rằng sợ đại tướng sẽ không thể thọ đến 100 khi thấy sức khoẻ của đại tướng đã giảm đi nhiều.
Dẫu biết rằng trong những ngày này người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã yếu lắm rồi, đại tướng còn sống được ngày nào là niểm vui và là phúc cho những người yêu mến ông, nhưng ba thấy hơi buồn con ạ! Ngày đại thọ của ông chỉ được đưa một mẩu tin lời ngắn ngủi, không có lấy một shot hình nào về ông, ba biết dẫu đại tướng có nằm liệt giường hay tệ hơn thế nữa thì những hình ảnh về ông trong ngày đại thọ được phát đi sẽ thực sự xúc động. Ba nghĩ trong lúc này rất nhiều người dân Việt mong muốn được nhìn thấy hình ảnh thực của đại tướng cho dù thế nào đi nữa. Biết làm sao được, nhân ngày này, ba con mình chỉ biết cầu chúc cho đại tướng sống lâu hơn nữa. Bởi những nguyên khí của quốc gia tầm của ông giờ chỉ còn như lá mùa thu...

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Một bài hát hay của Mạnh Trí

Bài ca trên đồi là một bài hát hay, đậm chất Tây Nguyên của nhạc sỹ Mạnh Trí, một người bạn lớn tuổi của ba.

Có điều ba len mạng tải bài này về thì nhà mạng lại đề tác giả là... Trần Tiến, có nơi lại là Nguyễn Cường. Hình như những bài hát về Tây Nguyên đề do 2 ông này sáng tác hết.
Con trai có nhớ bác Trí không nhỉ? Ngày gia đình mình còn ở tập thể, con thì mới sinh, bác Trí vẫn hay lên nhà ba uống rượu. Bác Trí là người có khiếu hài hước, nói chuyện rất duyên, nhưng mỗi lần bác ấy mà đủ điện thì bác cướp diễn đàn, ba và những người bạn khác chỉ ngồn nghe bác nói.
Con còn nhỏ không biết, mới đầu năm, suýt nữa bác Trí đã đi Văn Điển, bệnh ung thư bàng quang của bác, may là còn kịp, đã cắt đi 2/3 cái bọng đái của nhạc sỹ. Hồi ba mẹ lên thăm bác, bác vẫn còn đeo ống tiểu bên mình. Ba rất thương bác Trí, cuộc sống nghệ sỹ, ngoài thời gian sáng tác và bù khú, bác còn phải nuôi 2 chị em nhà un và ụt. Vừa rồi suýt nữa bác mất luôn căn nhà đang ở vì tin tưởng cho một anh bạn thân mượn bìa đỏ thế chấp vay vốn làm ăn.
Bác hay đùa ba và mẹ là vợ chồng a phủ nữa, cả mấy tháng nay không gặp bác Trí rồi. không biết bây giờ bác thế nào rồi, chắc chiều nay phải đảo qua thăm bác tý con trai nhỉ. Nhiều nay nhá!

Chuyện của ông Gadafi con chẳng cần quan tâm đâu nhé!

Thế là chính quyền của ông Gadafi chỉ còn tính bằng giờ con trai ạ! Cuộc chiến chống lại những kẻ nổi dậy và hơn thế, cuộc chiến chống lại những nhà tư bản khát dầu EU của nhà nước độc tài Gadafi đã đi đến hồi kết. Ba đọc trên BBC vẫn thấy con trai ông Ga hùng hồn đưa ra những tuyên bố như để trấn an những kẻ trung thành đang tử thủ tại Tripoli, nhưng có vẻ như ông Ga đã chuẩn bị cho mình kịch bản để rời khỏi đất nước, chí ít thì giờ đây, gia quyến của ông, một trong những vấn đề nặng nợ nhất của mọi kẻ làm chính trị đã đến những nơi an toàn. Ba hiểu ông Ga chẳng còn lý do gì để ở lại đất nước khi tình thế và cả đông đảo người dân  bắt đầu ngã theo thuyết đô mi nô không còn ủng hộ ông nữa. Đời là thế con ạ. Thắng làm vua, thua làm giặc!
Ba không hiểu lắm về đế chế của ông Ga, nhưng dù sao thì việc ông đứng đầu một nhà nước quá lâu như thế cũng là độc tài. Có thể chính quyền ở đây đã không được lòng dân, nhưng xem cái cách mà người ta lật đổ ông Ga thì, con có biết không, theo ba, đó là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm. Nó là một biểu hiện của "chân lý thuộc về kẻ mạnh" bất chấp thế giới hiện nay đa cực đến cỡ nào.
Việc một nhóm nước khác ở tận đẩu tận đâu, có thế lực, chỉ vì không thoả mãn về lợi ích kinh tế và... nói như quê ta, nhìn ghét cái mặt, đã tự ý đem tiềnn bạc, súng đạn rồi ủng hộ cho một nhóm người bất đồng nào đó đứng lên lật đổ chế độ, chính là vấn đề cơ bản hiện nay mà ông Ga và chế độ của ông chằng khác nào con chuột bạch để thí nghiệm. Nếu thắng, mà chắc rồi con trai ạ! thì sau này, chẳng biết những nước nào tiếp theo sẽ rơi vào tình cảnh tương tự, chỉ vì nhân danh một số đông có thế lực nào đó, mọi việc đều có thể xảy ra!
Mà đây cũng chẳng phải lần đầu đâu con trai. Việc can thiệp thô bạo vào chủ quyền của nước khác còn ai làm hay hơn ông Ôbama khi cho biệt kích ngang nhiên vào Pakistan lùng sục, bắn chết công dân của họ? Rồi những vụ việc ở Irắc khi con trai còn chưa ra đời nữa kia.
Ba cũng chẳng thích gì chế độ của ông Ga, nhưng cách lật đổ chế độ ông ta của phương Tây làm ba lo sợ. Ba không bao giờ muốn con và những đứa trẻ bằng tuổi con thay vì vào các trường đại học lại trở phải cầm súng ra biên cương bảo vệ Tổ quốc. Bởi ba biết, dù là lý do gì, là thế lưc nào, nếu xâm lược Tổ quốc mình, thì ta đều là những người đi đầu cầm súng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh...
Nói vậy thôi chứ con trai cứ yên tâm, mặc dù Biển Đông cũng đang cuồn cuộn và ngay cả trong đất liền, ba cảm nhận được tinh thần yêu nước sục sôi mỗi tối ba vào mạng, nhưng ba tin rằng Đảng, Nhà nước ta sẽ có những quyết sách đúng đắn để vượt qua khó khăn này. Cứ yên tâm mà vui đùa con trai nhé! Mỗi chiều cuối tuần con vẫn sẽ ra công viên để tô tượng, chơi đùa và dành dụm những ước mơ. Chuyện ông Gadafi thì mặc xác ông ta....

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

NGÀY CHỦ NHẬT TƯƠI HỒNG!

Chủ nhật tươi hồng, cả gia đình về nhà Nội. Ba muốn giúp con trai vốn chỉ quen với không khí phố phường được gần gũi với thiên nhiên.

đến giờ ba phải về rồi, chiều post tiếp

Hi nhà mới!

Chẳng biết có phải mình là người không chung thuỷ, nhưng cả tháng nay vào blog yahoo cứ trầy trật mãi, post bài thì cô em không cho, còm cho bạn bè, em cũng từ chối. Mình đã dùng mọi chiêu thức từ mò mẫm đến sờ soạng, sàm sỡ... Đánh vật với em gần 2 tiếng mà em vẫn cự tuyệt thủ tiết như gái thời bao cấp. Chán! Mịa, ra đường ông còn khối em theo nhá! Nào là facebook, blogspot, fick... toàn những em xinh, mà lại dễ bảo. Thôi, tạm bbiệt con ngan già, anh mày đi kiếm em khác. Cũng là để xem của thiên hạ nó thế nào. Chỉ tiếc bao nhiêu đầu tư của anh cho em yahoo nay có nguy cơ mất trắng. Thôi thì chấp nhận vậy. Những phố dài xao xác heo may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy..... Khi nào nhớ anh lại về thăm bu nó!