tranvietnghia's blog

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Nhúm lông....



Mình về quê hội trường, vừa chui từ quán cà phê ra thì thấy một người đàn bà ngồi trên trên ô tô, tay vẫy miệng gọi, nói Lập ơi! Phải Lập đó không? Thì ra chị L., bạn học lớp 5 thời mình theo ba mình sơ tán lên ở thung lũng Chớp Ri. Chị L. bây giờ xinh xắn trắng trẻo còn hơn cả thời chị 19 tuổi, thật không ngờ. Chị rất ra dáng đại gia, tay đeo vòng ngọc, cổ quàng dây chuyền mỏ neo chừng hai cây vàng ròng, đi con Mẹc mới cứng, oách kinh.
Chị vẫn ngồi trong xe bên tay lái, nói Lập lên xe đi. Thấy mình chần chừ không hiểu chị định đưa mình đi đâu, chị lườm cái cười cái, nói lên xe đi, chị không ăn thịt mày đâu mà lo. Chị nói giọng Bắc ngon xớt, cười có lúm đồng tiền tròn vo làm mình cứ chờn chợn không biết có đúng chị L. thật không hay mình đã lầm. Mình nhớ như in xưa chị không có lúm đồng tiền, nói giọng Cao Lao tiếng nào tiếng nấy méo xệch. Bản tính tò mò, mình leo đại lên xe xem chị đưa mình đi đâu, nói chuyện gì với mình.
Chị  đưa mình ra bãi biển Quảng Tùng, tới một nhà hàng khá sang, sát rặng phi lao ven bãi biển. Bà chủ nhà hàng chạy ra, ngực rung bần bật, kéo miệng cười rộng tới mang tai, nói ôi chị, lâu lắm rồi chị mới tới. Xem cung cách biết bà chủ quí hóa chị L. lắm. Nhìn vào nhà hàng thấy nhân viên táo tác hẳn lên, chạy đi chạy lại mặt mày nghiêm trọng cứ y như quan to đến nhà, tự nhiên mình thấy vui vui.
Chị L. học lớp 5 với mình khi chị 19 tuổi, không phải chị đi học muộn, tại chị đúp nhiều quá. Bạn học cùng vào lớp 5 với chị đã tốt nghiệp cấp ba, vào đại học mà chị vẫn đang học lớp 5. Chị đọc thông viết thạo, cộng trừ nhân chia cũng tốt nhưng không sao giải được toán đố và toán nhà lầu, loại toán giản ước của lớp 5. Ngoài ra bất kì môn nào chị cũng không thuộc bài, kiểm tra toàn dưới điểm trung bình. Hồi đó không có chuyện xin điểm mua điểm, bù lại được đúp thoải mái, Chị L. đúp lớp 5 đến sáu năm vẫn được học như thường.
Cô giáo chủ nhiệm phân mình và thằng Quí cùng tổ học tập với chị L. để hai thằng kèm cặp chị cho qua được lớp 5. Chị L. nói chị phải cố học cho xong lớp 5 mới được đi bán cửa hàng hợp tác xã. Ở thung lũng Chớp Ri không có mậu dịch quốc doanh, chỉ có cửa hàng hợp tác xã. Khắp thũng lũng có sáu cửa hàng hợp tác xã, chủ yếu bán vải vóc đường sữa, nước mắm ruốc. Nhân viên bán cửa hàng phải học hết lớp 5, cậu chị làm chủ nhiệm hợp tác xã đã hứa với chị rồi, chừng nào chị học xong lớp 5 sẽ cho chị bán cửa hàng. Làm nhân viên cửa hàng khác nào chuột sa chĩnh gạo, chị L. mê lắm, khốn thay chị học mãi không xong lớp 5.
 Học với chị L. sướng nhất trần đời, luôn luôn chị cho ăn uống no nê. Hồi đó chẳng có gì, chỉ hai món khoai xéo, sắn lùi thôi, được ăn no là sướng rồi chẳng mong gì hơn. Thực ra chẳng phải kèm cặp chị. Buổi tối mình và thằng Quí xách cặp đến nhà, chị giao cho hai đứa cái cặp sách của chị và một rá khoai xéo hoặc sắn lùi, nói học giúp chị nha, chị đi đây. Nói rồi chị tót ra khỏi nhà. Tụi mình vừa ăn vừa giải toán, làm bài tập sinh sử địa, soạn văn cho chị xong rồi về, thế thôi, tối nào cũng giống tối nào.
Mình hỏi thằng Quí, nói chị L. đi mô mà tối mô cũng đi rứa hè. Thằng Quí cười khì, nói thằng ni ngu, đi yêu chứ đi mô. Mình hỏi yêu ai, thằng Quí trợn mắt lên, nói oa chà nhiều lắm. Thằng Quí cùng 11 tuổi như mình nhưng khôn hơn rận. Trong khi mình vẫn đinh ninh mẹ đẻ em ở rốn thì nó đã biết người ta đúc em ở đâu, làm thế nào để không có thai. Nó lẻn vào buồng chị L., lấy ra một cái lá to hơn cái quạt mo, nói chị L. đi yêu khi mô cũng mang theo lá ni. Chị lót dưới lưng, rứa là mần chắc thoải mái, không đời mô có nghén. Thằng Quí có nói tên lá nhưng lâu ngày mình quên mất.  Sau này vào lính lên Sơn La gặp một ông người Thái, mình có hỏi ông cái lá ấy, ông xác nhận là có. Mình hỏi tên lá, ông giả bộ lắc đầu không biết, nói lá ấy chỉ đàn bà biết thôi, đàn ông không được biết.
Mình rủ thằng Quí đi rình chị L. xem chị yêu ra sao, thằng Quí nhảy lên, nói đúng đúng, có rứa mà quên mất. Tối đó chị ra khỏi nhà là tụi mình bám theo liền. Chị L. đi vòng  vèo men rìa thung lũng, lội quá suối Roóc, chui vào hang đá vôi. Hang này rất rộng, nhiều ngõ ngách, tụi mình mò mãi mới tìm được chỗ chị yêu. Hang tối mò chẳng thấy gì, chị nghe chị hức hức và kêu to, nói ôi sướng quá bọ ơi. Lát sau người đàn ông đi ra, tụi mình ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm bài cho chị. Làm xong rồi vẫn không thấy chị về, thằng Quí rủ mình chạy vào hang đá xem sao. Tới nơi, lại nghe tiếng chị  hức hức, lại ôi sướng quá bọ ơi. Nhưng kì lạ, không phải hai cái bóng mà ba cái bóng. Rõ ràng có hai người đàn ông đang yêu chị.
Mình ghé tai thằng Quí, nói răng chị L. yêu một lúc hai người. Thằng Quí chặc lưỡi, nói biết được. Bỗng có tiếng cãi nhau. Chị L. kêu to, nói hai người sáu  chục ( đồng), răng lại bốn chục. Người đàn ông nói tụi anh chỉ có chừng đó, em thông cảm. Chị L. rú lên, nói đưa ngay thêm hai chục, đưa ngay. Hai người đàn ông bỏ chạy. Chi L. tru tréo chửi, nói vơ cha tổ tụi bay nời, ăn không l. tao nha. Mình với thằng Quí nhảy ra, nói ê ê tụi em biết chị làm chi rồi nha. Chị L. sững lại, từ từ khụy xuống trước mặt hai đứa mình, nói chị phải làm rứa để nuôi cả nhà, chị lạy hai em đừng nói với ai hết.  Chị chắp tay vái tụi mình như tế sao, vừa vái vừa khóc.
Bây giờ chị L. đang ngồi trước mặt mình mặt mày tươi rói, nói nửa thế kỉ rồi Lập hè, mau thiệt. Chị bỏ giọng Bắc nói nguyên xi tiếng bọ. Mình cười, nói em sợ nhận nhầm chị vì hai cái lúm đồng tiền. Mắt chị sáng lên, nói hai tỉ bạc đó, phải sang tận Ing Liềng mới làm được. Mình cười, nói chị bây giờ còn nói được tiếng Anh, ghê quá. Chị cười to, nói thằng ni khinh chị rứa bay. Tau bây chừ tuyền quan hệ với ông to bà nậy, phải đổi giọng bọ ra giọng Bắc cho nó sang, thỉnh thoảng nhả ra mấy tiếng Ing Liềng cho người ta nể.
Mình nói học hết lớp 5 em về quê, không biết chị làm những gì mà giàu thế. Chị nói chị bán cửa hàng hợp tác xã 13 năm kiếm được một ít, sau người ta bỏ cửa hàng chị đi buôn trầm, rồi buôn vàng, rồi buôn bán bất động sản. Vốn liếng chừng năm bảy chục tỉ, so với người ta là con tép nhưng chị mãn nguyện lắm rồi. Khởi nghiệp bằng một nhúm lông bây giờ được gọi là bà tỉ phú còn đòi chi nữa.
Chị bóc tôm hùm cho mình ăn, nói nhớ lại chuyện xưa chị cảm ơn em với thằng Quí quá. Hồi đó tụi bay nói ra thì đời chị tàn, không ngóc đầu lên được mô, thiệt đo. Thốt nhiên chị dừng ăn, nhìn mình chằm chằm, nói mi có quen ông Hiệu Minh không. Mình nói có, cũng có gặp anh ấy đôi ba lần. Chị nói hay là mi kể chuyện đó cho ông nớ. Vừa dứt lời chị à một tiếng, nói mà mi biết răng được. Chuyện đó xảy ra mấy năm gần đây. Mình hỏi chuyện gì. Chị cười to, nói chuyện chị tắm với con cháu 10 tuổi. Nó thấy chị có nhúm lông, nói răng dì có mà con không có. Chị nói lớn lên rồi con cũng có. Nhờ nhúm lông ni mà dì nuôi sống cả nhà đó con. Con cháu liền reo lên, nói a rứa thì con muốn lông mọc đầy cả người con luôn. Kể xong chị lại cười, nói cha tổ cái ông Hiệu Minh, cứ như là ổng núp rình sau nhà tắm chị vậy đó. Xong chị lại cười, đôi gò má đỏ ửng, cặp tuyết lê khép khép mở mở, hai lúm đồng tiền tròn vo rung rung giật giật. Tuổi sáu mươi vẫn còn duyên, tiếng cười vẫn có thể làm đàn ông điêu đứng, thật phục chị quá.
Tối qua Trần Tién gọi mình đến quán Ziều đỏ nhậu chơi. Mình tới nơi bỗng gặp thằng Quí, té ra nó cũng quen Trần Tiến. Mình kể với nó chuyện mình gặp chị L., nói tỉ phú đó nghe đừng có mà đùa, hai đứa mình bây giờ xách dép cho bả không đáng. Thằng Quí nói mày nghe bả nói làm gì mà giàu? Mình nói bả buôn trầm, buôn vàng mà giàu, sau này buôn bán bất động sản càng giàu to. Thằng Quí cười cái hậc, nói đom! Mày lại nghe mồm bả. Mình trợn mắt lên, nói thằng này không tin à bay, bây giờ trong tay bả có mấy dự án, bả quan hệ toàn ông to bà nậy, kinh lắm. Thằng Quí xua tay nhọn mồm, nói đom đom đom! Rồi nó kéo banh tai mình ra, nói nhúm lông  nhúm lông đấy… ngu ơi!
Nguồn: Quê Choa

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Gái gọi bị phạt, gọi gái vô can!



Không thể kể hết những vụ “ăn bánh trả tiền” trong giới thượng lưu phương Tây, từ các chính khách hàng đầu như cựu Thủ tướng Ý Berlusconi, cựu tổng giám đốc IMF Strauss Kahn, đến tài tử Mỹ Hugh Grant, ngôi sao bóng đá Anh Ashley Cole, Rooney, mới đây nhất là cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai... Điều rõ ràng là tất cả những cái tên quen mùi lầu xanh ấy đều được nêu công khai, để dư luận tấn công không thương tiếc.
 Còn ở Việt Nam, sau những sự kiện chấn động phát hiện đường dây gái gọi cao cấp, dư luận không thấy một cái tên gọi gái nào được thông tin công khai, dù ai cũng biết giới thừa tiền mới có nhu cầu gọi gái hoa hậu, người mẫu, diễn viên... Phải chăng có sự khác biệt giữa hành vi mua dâm giữa xứ đang phát triển và phát triển? Chẳng lẽ ở xứ ta không quyền lực nào chạm được hành vi mua dâm, thứ di chứng tệ hại của tư tưởng phụ quyền? Phải chăng ở xứ ta, tư tưởng văn minh về bình quyền có vạch sẵn một đường ranh loại bỏ giới phụ nữ hành nghề “vốn tự có”? Có gì đó rất bất thường trong thực thi công quyền phá án mãi dâm, bất thường bởi chỉ chú ý đến gái bán dâm trong khi đáng ra thủ phạm chính là kẻ đi mua dâm. Cũng có gì đó rất bất thường ở sự hả hê, nhẹ nhõm của dư luận khi gái mãi dâm bị bôi tro trét trấu trên các phương tiện thông tin. Và hết sức bất thường khi tên gái gọi giờ đây không còn được viết tắt, hình gái gọi không cần che mặt mà đều được phơi rờ rỡ trên các trang báo.
Không ai phủ nhận về đạo đức và pháp luật, bán dâm là có tội. Nhưng giá trị của đạo đức truyền thống và sự công bằng của luật pháp cũng đòi hỏi kẻ mua dâm phải bị kết án. Dư luận công minh không bào chữa cho gái mãi dâm, nhưng nếu không lên tiếng bảo vệ nhân phẩm của người lỡ bước sai lầm thì sẽ không khác gì chuyện đưa xã hội ngược thời gian về thời trung cổ. Và từ giá trị của sự công bằng cơ bản, kết tội kẻ mua dâm chính là hành xử văn minh, là cách tối thiểu để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ chớ không phải bảo vệ việc họ hành nghề mãi dâm.
Có một nhà báo nữ tâm sự rằng, cô không muốn chỉ thấy gái mãi dâm bị bắt nữa, mà muốn nhìn thấy cảnh công an xông vào khách sạn, nhà trọ khám xét đám đàn ông mua dâm, khiến họ phải gục đầu xấu hổ thú tội dưới ống kính truyền hình. Cô không lo gì chuyện gia đình của những kẻ đó tan nát, nếu rơi vào gia đình cô, cô cũng không sợ. Bởi cái đáng lo, đáng thương là khi thấy chỉ người phụ nữ bán dâm gánh chịu nhục nhã; cái đáng sợ là bị đàn ông lừa dối ra ngoài mua dâm.
Trở lại với chuyện đường dây bán dâm có dính tới giới thời danh. Nếu công minh hơn, không ai để những mức giá bán dâm ngàn đô gây hiệu ứng ganh ghét. Vấn đề đáng đặt ra là phải chăng các cuộc thi hoa hậu, người mẫu, ca sĩ... đều ẩn tàng mục đích tuyển gái cho các đại gia? Một nhà báo của hãng tin quốc tế khi tham dự một cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam kể rằng, từ đêm bán kết đến chung kết anh đã chứng kiến cảnh các đại gia xì xầm đấu giá những thí sinh dự thi. Nếu các cơ quan công quyền ở Việt Nam không để tư tưởng phụ quyền choán hết tính công minh thì họ phải nhìn thấy ở hiện tượng này nguy cơ tổ chức mãi dâm hoặc buôn người.
Chính những thế lực đen và giàu có bất chính đã tạo nên động cơ săn tìm gái ngàn đô và tạo nên thị trường gái gọi cao cấp. Và chính sự đồi truỵ của giới này đã bôi bẩn trước khi giết chết những cuộc thi được coi là hoạt động văn hoá. Bằng hành vi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui của công chúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp. Những kẻ dâm đãng ấy sẽ không dừng lại nếu đất nước này tiếp tục không có những phiên toà kết án những người tạo ra thị trường bán dâm cao cấp, và những kẻ luôn có nhu cầu mua dâm gái nổi tiếng.
Nguồn SGTT.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Sốc - Độc - Lạ!


Có CLB người cao tuổi đóng gạch không ta?

Có thêm món nồn nợn nuộc!



 Taliban Việt Nam



Nhìn ô tô nó đi, em tưởng con trâu nó phi ì í ì i....


Nỗi niềm hòa thượng


Em là nghẹ sỹ Vi ô lông...



Thông cảm, nhà nghèo!


Lại ngựa địt quạ!



Cáp treo Việt Nam phải gọi bằng cụ


Ra giêng anh cưới em!



Chú khác éo gì anh mà tinh tướng


vì sự an toàn của... chó!



Làm giàu không khó!


Khi anh Sâm thất nghiệp


Đề thi khó quá, chắc mình trượt mất...


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Thơ thế mới là thơ!

Không biết Phot Phet lấy ở đâu bài thơ cực hay, cóp về bỏ blog để nhớ một thời mình cũng thơ thẩn:

Em không giống mẹ




Có một ngày linga thất lạc
Mẹ chong đèn ngơ ngác
Mỗi đêm về thả bệ rạc ven sông....
Nhễ nhại lăn theo dấu chân để cầm cố hơi thở của chồng.


Những dấu chân chẳng vẹn nguyên
Hơi thở chòng chành trong tay mẹ khi trùng dương nổi gió
Ai gieo vào lòng mẹ một hoàng hôn đỏ 
Rồi lao theo cánh buồm....
Lạy lục bốn phương,
Trắng mặt cuống cuồng mẹ đi tìm linga của mẹ
Đến lúc mặt trời mất dấu
Khi cánh rừng trôi vào giấc ngủ sâu
Còn riêng mẹ vục đầu vào nỗi nhớ....


Ngày tháng ấy, mẹ lờ nhờ trong đêm
Chối phăng những linga đang khoa trương lộng lẫy
Vẫy gọi trước hiên nhà
Những linga múa vũ điệu ma trơi
Rối bời bên cửa sổ
Mẹ bảo những linga không dậy mùi đất trời
Thì thôi cứ đợi....
Đợi chờ trong mơ với nỗi nhớ hoang sơ
Vọng mải miết đến tàn hơi rồi lại hóa thành nấm mồ trên đỉnh núi
Mẹ dặn hãy treo mẹ lên giữa trời
Để bao giờ linga thành khói
Thấy lối dạt về....


Nhưng anh ơi! Em không giống mẹ!
Em không được như mẹ
Em bức bối cảm giác đợi chờ
Miệt thị phút giây tuyệt vọng
Thế giới vài tỷ đàn ông
Vơ tay cả nắm
Hà cớ gì phải gặm nhấm nỗi đau?


Em không giống mẹ
Nên khi linga của em trôi về phía yoni khác,
Ngửa l... mình
Em ngêu ngao hát ven sông....



Phủ chúa Hải Dương!

Xin đọc bài về cơ ngơi của bí thư tỉnh ủy Hải Dương trên báo tại đây!
Phải nói cơ ngơi mới xây dựng nhưng nó đã ra giáng hình hài của một phủ chúa thời phong kiến. Hồi trước đọc đâu đó có ông bộ trưởng bảo lương của ông cả đời cũng không đủ mua 1 căn nhà chung cư. So lương thì ông bí thư tỉnh chắc cũng ngang bộ trưởng, ông Quyến lấy đâu ra tiền mà xây dựng ác thế! Không biết hàng năm ông có phải kê khai tài sản như các đảng viên chíp hôi chúng mình vẫn phải làm không nhỉ?
Mình nảy ra một ý tưởng, ai đó lập ra một trang web chuyên đi thu thập hình ảnh và độ hoành tráng về cơ ngơi của các "quan" ở khắp đất nước này thì chắc trang web này cực xôm tụ! Và một điều chắc chắn rằng ở đâu cũng có những công trình thế kỷ cỡ của ông Quyến bí thư, thậm chí còn hoành tráng hơn!

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Em bé gây cháy là... bốc phét!

Mới nghe chuyện cháu bé có khả năng làm đồ vật bốc cháy ở TP HCM, mình đã nghi nghi. Ngày xưa xem phim "đôi mắt lửa" của Nga có nhân vật chính là một em bé có khả năng dùng ánh mắt đốt cháy quân thù, thấy sướng sướng, vì mình còn nhỏ, cảm giác được trả thù quân giặc là cảm giác chính. Nay nghe chuyện "em bé cháy" này, thấy kỳ kỳ, như chuyện của báo lá cải. Dù thấy các nhà khoa học này nọ nghiên cứu rồi phát biểu tùm lum, nhưng quan điểm của mình vẫn nghiêng về chuyện lừa đảo. Nay thấy Công an TPHCM công bố tại đây việc cháy nhà mà hôm trước bảo do bé gây ra là do... chập điện!
Thế mới biết cách tiếp cận, đánh giá và nghiên cứu các sự kiện xảy ra trong đời sống của các nhà khoa học ta à uôm đến mức nào!

Gỗ sưa, tê giác và cụ Rùa!


Đào tuấn blog: Sự kiện thời sự nóng nhất tuần rồi chính là chuyện lâm tặc tay dao tay súng hỗn chiến chém giết cướp gỗ sưa ở Quảng Bình. Những bản tin về số phận 3 cây sưa, thực ra là số phận những con người xung quanh 3 cây sưa, được đăng tải dày đặc trên báo. Nào là “Náo loạn đạp rừng băng suối tìm sưa”. Nào là “Xông vào nhà cướp gỗ sưa giữa ban ngày”. Rồi thì “Giang hồ hỗn chiến giành sưa ngàn tỷ”. Và bây giờ là “Phát hiện súng và xác chết trong rừng”.Thế này thì đúng là luật rừng thật rồi. 

So với vài năm trước, lâm tặc giờ táo tợn và manh động hơn nhiều bởi từ chuyện vác cưa đi trộm giờ đã là vác súng đi cướp. Từ chuyện buộc cửa, dọa nạt người dân giờ lâm tặc ngang nhiên xông vào nhà dân dí dao giữa ban ngày ban mặt. Đổ máu vì sưa. Mất mạng vì sưa. Nhưng nói thế thì oan cho sưa bởi đến giờ cũng chẳng ai biết vì sao người ta lại mua gỗ sưa với cái giá không ít người giật mình: Hàng chục tỷ đồng cho một m3.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Ông Ninh thua dân!


       
      Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Mai Văn Ninh đang được các trang mạng ngợi khen ngút trời. Cuộc đối thoại dẹp yên đợt biểu tình của trên 400 tiểu thương bao vây trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa được xem là một trận thua đẹp.  Vụ việc nóng từ nhiều tháng qua, khi bà con tiểu thương chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa) biểu tình bãi thị, đấu tranh đòi UBND thị xã phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Thị không nghe, bà con kéo lên tỉnh. Và đỉnh điểm là 4 ngày đêm từ 9 đến 12/5 vừa qua, hơn 400 tiểu thương đã đồng loạt kéo lên bao vây trụ sở UBND tỉnh.
Tất nhiên vẫn có công an, vẫn những sắc phục cảnh sát, an ninh, dân phòng… Nhưng không hề có súng ống, không lựu đạn, không dùi cui, không thấy những gương mặt gầm gừ, và cũng chẳng có “đội ngũ” chó nghiệp vụ nào như Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản…

          Không một người dân nào bị bắt, không ai bị thương, không ai bị đánh đập. Không có kịch bản tấn công trấn áp nào. Không có một “trận đánh đẹp” nào. Bởi người chỉ huy ở đây đã không coi dân là địch, không nhìn dân như kẻ thù. Ông Ninh đã không cho dàn quân trấn áp giải tán dân. Với chiếc áo cộc tay bỏ ngoài quần, giản dị chân chất như một lão nông, Bí thư Ninh tiếp xúc với từng người, nghe từng người rồi ông quyết định… thua!


         Cho dù “nhận thấy kiến nghị của bà con có đúng, có sai, trong đó có một số nội dung đúng” nhưng ông vẫn quyết định nghe bà con, chiều ý bà con, ra lệnh hủy quyết định “chuyển đổi mô hình quản lý” chợ Bỉm Sơn.
        Báo Thanh Hóa chạy hàng tít “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh thắng lợi”. Dân thắng, chính quyền thua, nhưng cả hai đều cười. Nhìn nụ cười của bà con tiểu thương cùng nụ cười của Bí thư Ninh, không ai nghĩ rằng hàng mấy trăm con người kia ngay trước đó từng ròng rã mấy tháng trời biểu tình, bãi thị đấu tranh chống đối quyết liệt.
         Ông Ninh chấp nhận thua, chính quyền của ông Ninh chấp nhận thua. Nhưng đó là một trận thua đẹp. Hãy nhìn hình ảnh Bí thư Ninh bắt tay tươi cười với từng người dân. Thua dân thì có gì đáng phải xấu hổ? Thua dân tức là làm cho dân thắng thì đó chính là một cách thua đẹp, một cách thua vì dân.
      Thế nhưng không hiểu sao ở nhiều nơi, chính quyền lại cứ phải cố để thắng dân? Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… đã thắng. Nhưng đó là những trận thắng bất nhân.
        Bí thư Ninh đã để lại cho tôi một ấn tượng đẹp hiếm hoi và đáng quí. Nó khác ngược hẳn với những khuôn mặt hầm hừ nhan nhản trong các cuộc chiến đất đai luôn cố tìm cách đòi “chiến thắng” nhân dân.
Nguồn: blog Trương Duy Nhất.
Ghi chú: Nội dung bài viết là quan điểm cá nhân của ông Nhất, không phải là quan điểm của Con chuồn chuồn!

Thư gửi em Ngọc Trinh!


Ngọc Trinh thân mến!
Thú thực thì từ khi đọc báo thấy người ta nói về những phát ngôn gây sốc của em anh mới biết em là ai. Thật ra anh cũng rất thích xem ảnh các người đẹp, nhưng nói thật với em anh thích bởi vì họ đẹp thôi, thấy vui vui mắt là được, anh ít để ý đến em đẹp đó là em nào, ở đâu, quan điểm sống ra sao vân vân... vì có để ý thì cũng chẳng giải quyết chuyện gì, bởi anh biết các em rồi cũng tậu cho mình một đại gia nào đó thôi! Đó cũng là lẽ thường ở đời em nhỉ? 

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Đẹp quá Việt Nam!


Đây là những bức ảnh được đăng trên trang mạng Livejournal của nhiếp ảnh gia Hoàng Nam vè những cảnh đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Mừng sinh nhật Bác, những bức ảnh như một minh chứng cho ước nguyện của Người về một Việt Nam tươi đẹp!
Sông nước An Giang