tranvietnghia's blog

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Vẫn chuyện cô Tấm và Kẹo mút

       
Sáng nay vào blog của Đào Tuấn thấy có bài Y Kẹo và thị Tấm! Mình rất thích đọc blog ông Tuấn vì cách viết dí dỏm, sắc sảo của một người có trình độ, kiến thức và cái nhìn tinh tế về các hiện tượng xã hội. Tuấn rất "Luyện" khi so sánh cái kết của câu chuyện Tấm Cám với anh chàng "Kẹo mút chơi bời". Xem bài của Tuấn ở đây: http://quechoa.info/2011/11/10/y-k%E1%BA%B9o-th%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5m/
Đã có lần mình viết trên blog về một câu chuyện tương tự. Đó là đoạn kết của câu chuyện "Trí khôn của ta đây" - câu chuyện cũng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy thì phải. 
Đối với nhiều người, đoạn kết của chuyện cô Tấm dịu hiền lại quá dã man, tàn bạo, đáng phải xử về tội giết người với tình tiết tăng nặng cho hành vi (băm nhỏ Cám, làm mắm gửi đến cho Mẹ Cám ăn dần, vãi Luyện!). Cũng như nhiều ký kiến cho rằng sao một con hổ hiền lành, ham hiểu biết, thích khám phá thế giới lại bị bác nông dân cho một bài học về trí khôn đến nỗi nếu chiếc dây trói không bị cháy đứt thì mạng của hổ đã đi đứt! ông bà ta khi sáng tác những câu chuyện cổ tích truyền miệng có ác quá không? trên thế giới có dân tộc nào ác độc như dân tộc mình không? vân vân... và vân vân...
    
Mình lại nghĩ khác!
Trước khi bàn đến kết quả  của sản phẩm dân gian, ta hãy xem hoàn cảnh xuất xứ của nó!
Với kiến thức ít ỏi về lịch sử, mình biết rằng, quá khứ của tổ tiên, ông bà phải trải qua quá nhiều đau thương, đè nén, áp bức. Trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân Việt từ khi khai sinh đã luôn phải đối diện với vô vàn cái ác. Chuyện "Trí khôn" có lẽ xuất phát từ khát vọng chinh phục thiên nhiên hoang dã, chiến đấu, chiến thắng mãnh thú để tồn tại. Và trong hoàn cảnh đó, con hổ (hiện giờ chỉ còn trong sở thú, được các bạn xem là con vật hiền lành, thích khám phá...) lại là một trong những kẻ thù số một đối với con người trong cuộc chiến sống còn với tự nhiên. Chuyện cho con hổ một bài học để hắn không còn bén mảng đến để hại người, hại trâu thì có gì là xấu?! 
Tương tự như thế, cô Tấm (cũng có lẽ) ra đời trong hoàn cảnh ông bà ta bị đè đầu cưỡi cổ, ngàn tầng áp bức bóc lột, đầy rẫy những bất công của Tàu khựa. "Ngực lép bốn ngàn năm trưa nay cơn gió mạnh"! Cái ác phải đền tội bằng cái ác là tâm lý chung và dễ hiểu. ước mơ, khát vọng được trả thù kẻ đã hãm hại mình là khát vọng thường trực trong mỗi con người chúng ta. (Bố khỉ! Thằng xếp suốt ngày nó đì mình, mong cho nó ra đường xe cán chết quách... he..he..) Và sự trả thù của Tấm thể hiện khát vọng đó, không thực hiện được bằng hành động, ai cấm ông bà ta được trả thù trong ước mơ?!
Theo mình, những câu chuyện kia chẳng có lỗi gì cả! Việc cắt xén, thêm bới này kia chẳng giải quyết vấn đề gì cho ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người vốn đã có nhiều bất cập. Vấn đề là ta có nên đưa truyện Tấm Cám (và những chuyện tương tự) vào giảng dạy nữa không, khi tính giáo dục của nó không còn?
Mình không nhất trí với cái kết của ông Tuấn khi cho rằng kết quả của những hành vi kiểu "Kẹo mút" là nguyên nhân bắt nguồn từ... Cô Tấm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét